Nói về người đàn ông miệt vườn chân chất ấy, người dân miền sông nước Cửu Long nơi đây luôn bày tỏ sự trọng bởi một tấm lòng hiệp nghĩa khó ai sánh kịp.
Định đi tu để quên ký ức đau buồn
Người ta gọi ông là Lục Vân Tiên giữa đời thường bởi ông hội tụ đầy đủ những đức tính tốt đẹp nhất của người lao động. Năm lên 3 tuổi, ông Khải mồ côi mẹ. Cha ông phải sống cảnh gà trống, vất vả nuôi hai chị em ông. Vào tuổi trăng tròn, chị gái ông được trai làng bên xin hỏi về làm vợ. Hai cha con mừng cho người chị gái xinh đẹp sớm yên bề gia thất. Nhưng cuộc đời ai biết được chữ ngờ, chị gái của ông sớm ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Trước khi mất, trong những hơi thở cuối cùng, chị nắm chặt đôi bàn tay chai sần của người em trai, gửi gắm thay mình nuôi dậy đứa con mới chào đời.
Lúc ấy, ông Khải mới ngoài 20 tuổi, trong lòng ông cũng có ý trung nhân. Hai người chỉ đợi đến ngày đẹp tháng tốt là sẽ kết duyên trăm năm. Nhưng khi ông Khải ôm đứa cháu về nhà chăm sóc, cô người yêu đã không đủ can đảm để cùng ông đi trên một con đường chia sẻ cuộc sống. Từ đó, ông đã không còn nghĩ đến hạnh phúc của riêng bản thân nữa. Có lẽ, ông tự ti về gia cảnh nghèo hèn, hoặc giả ông muốn giữ lời hứa với người chị đã khuất. Ông muốn giành tất cả tình cảm cảm yêu thương cho Tùng, đứa cháu tội nghiệp sớm mồ côi mẹ.
Ông Huỳnh Văn Lừa, anh họ của ông Khải, kể lại cuộc đời người em bất hạnh trúng số độc đắc. |
Cũng từ ngày con gái mất, cú sốc ấy quá lớn nên cha ông Khải ốm đau liên tục. Ba con người nương tựa vào nhau, ông Khải vừa là con, là cậu, là cha trong ngôi nhà xiêu vẹo ở cuối làng. Khi Tùng lên mười, nhiều người khuyên ông cũng nên nghĩ tới bản thân, tìm lấy một cô gái hiền lành tốt bụng mà lập gia đình.
Người cha già cũng thường xuyên thúc giục, nhưng ông Khải đã gạt đi: “Để sau hãy tính, khi nào cháu Tùng trưởng thành, con mới yên tâm”. Mỗi lần nghe con nói vậy, người cha lại nuốt nước mắt vào trong, day dứt vì mình đã làm liên lụy đến con cháu. Để mưu sinh và nuôi gia đình, ông Khải lúc thì đi làm phụ hồ, khi thì đi làm cửu vạn vác hàng dưới bến sông. Năm tháng trôi qua, lưng ông Khải gù xuống vì phải làm những việc nặng, đổi lại cháu ông được ăn học đàng hoàng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tùng đã thi đậu vào trường Đại học Nông – Lâm TP.HCM.
Tùng ra trường có công việc ổn định, ông Khải mừng lắm vì đời ông đã chịu quá nhiều thiệt thòi cay đắng để nuôi cháu từ trong trứng nước và giờ là lúc nhận quả ngọt. Tùng đi làm được một năm thì đưa bạn gái về xin cưới, ông Khải thở phào vì đã thực hiện trọn vẹn lời hứa với người chị gái năm xưa. Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng để cho cháu được bằng bạn bằng bè, sau khi tổ chức cho cháu một lễ cưới tươm tất, ông Khải đã bán nửa mảnh đất đang ở, vay mượn thêm bên ngoài để xây cho Tùng một căn nhà nhỏ và cho hai vợ chồng trẻ ra ở riêng, không phải bận tâm về cậu và ông ngoại. Lúc ấy, tóc ông cũng ngả màu.
Ông Khải bảo rằng, đời ông có hai việc lớn, một việc đã làm xong, còn người cha già, phần đời còn lại ông sẽ phụng dưỡng, làm tròn đạo hiếu của một người con. Nhưng số phận thật nghiệt ngã, Tùng vừa lấy vợ được 3 tháng thì bị tai nạn giao thông mất. Ông trồng cây đến ngày hái quả nhưng đâu ngờ rằng, cháu mình lại ra đi như vậy. Không thể nói hết được người đàn ông ấy đã đau đớn đến nhường nào.
Tùng mất khi hai vợ chồng chưa có con, thấy cháu dâu còn quá trẻ, tương lai còn dài, ông đã khuyên cô nên đi bước nữa. Đoạn tang cháu, ông tổ chức cưới hỏi cho cháu dâu. Những người dân ấp bảo rằng ông thật khác người, chẳng giống ai cả, và không ai có thể làm được những việc như thế. Nhưng ông lại nghĩ khác, dù là con cái chỉ 1 ngày cũng nên nghĩa, Tùng xấu số, hai vợ chồng không có duyên ăn ở đời kiếp, không lẽ chỉ vì thế mà để người ta dang dở vì mình? Cháu dâu cũng khác nào con đẻ của ông?
Ngôi nhà vốn đã vắng nay lại càng thêm hoang lạnh, mất mát quá lớn khiến nỗi buồn đeo đẳng khiến người cha già sức khỏe ngày càng yếu đi. Một ngày ông thổ huyết ra nhiều, ông Khải đưa đến bệnh viện mới biết cha bị ung thu phổi, thời gian còn lại chẳng bao nhiêu. Bất hạnh chồng chất, ông Khải suy sụp đến mức tưởng chừng như gục ngã, nhưng vì thương cha già ông đã cố gắng gượng.
Để có tiền chữa bệnh cho cha, ông Khải đã bán đi mảnh đất và ngôi nhà đang ở. Sau đó, hai cha con ông dìu dắt nhau ra mảnh đất ven đường làng đóng lấy 4 cái cọc,căng tấm bạt lên để tá túc qua ngày. Vào những ngày gió bão, căn lều bị gió đánh bật tung và cuốn lên trời, người ta vẫn nhìn thấy cảnh ông cõng cha chạy trong mưa… Mọi cố gắng của ông Khải cũng không cứu được cha qua cơn bạo bệnh. Cha ông đã ra đi vào một ngày buồn cuối năm 2010, ba ông cháu ngày ấy giờ chỉ còn lại một mình ông Khải trên cõi đời. Vậy là, đời ông Khải chẳng còn gì ngoài túp lều tạm, mới gần 50 tuổi mà tóc ông đã bạc trắng. Tiền không có, nhà đã bán, người thân chẳng còn ai, ông Khải đã nghĩ đến chuyện nương nhờ cửa phật để quên đi những ngày tháng buồn dài đã trải qua.
Bỏ đi biệt tích ngày cuối năm
Nhưng đúng vào lúc bĩ cực nhất, người đàn ông nghèo này bỗng dưng đổi vận vì trúng số. Người ta kể lại rằng, số tiền 70 triệu đồng ông Khải bán nhà đến lúc cha ông mất vẫn còn dư lại 3 triệu. Bên cạnh nhà ông có anh bán vé xsdn, gia cảnh cũng nghèo mạt và phải nuôi con nhỏ, đồng cảm với nhau nên ngày nào ông cũng mua ủng hộ người hàng xóm. Sáng ngày 13/8/2011, ông đã mua giúp người bán số 27 vé. Đến chiều hôm ấy, còn tấm vé cuối số 228950 của đài Đồng Tháp, anh đã mời rất nhiều nhưng không có khách nào mua. Trước giờ quay số đúng 30 phút, anh đã mang tờ vé số may mắn ấy đến gán cho ông Khải. Tự đáy lòng, ông Khải cũng hy vọng mình được trúng số, chỉ cần giải khuyến khích đủ để ông mua lấy một mảnh đất, dựng một ngôi nhà nhỏ và lấy chỗ hương khói cho người thân…
Và quả thật, ông đã trúng thưởng, không phải giải khuyến khích mà là giải độc đắc với số tiền lên đến 1,5 tỷ đồng. Điều đáng nói, số tiền khổng lồ đó, ông dùng hầu hết làm việc thiện. Chỉ đến khi số tiền còn lại rất ít, ông mới nghĩ đến bản thân. Năm 2012, ông mua miếng đất nhỏ trị giá hơn 40 triệu đồng, định dựng tạm căn nhà để che mưa che nắng sống nốt phần đời còn lại. Không ngờ, người chủ xấu bụng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của ông để bán xstn mảnh đất nông nghiệp, không giấy tờ chứng nhận.
Chưa bao giờ người ta thấy ông khóc, cả những lúc đau khổ vì mất người thân. Khi đổi đời nhờ trúng số, người đàn ông ấy cũng không cười hả hê, hoan hỷ vì vui sướng. Ngay cả lúc bỏ tiền tỷ làm đường, xây cầu cho dân đi cũng vậy, khuôn mặt ông Khải cứ lặng lẽ, ưu tư như chính cuộc đời ông. Chỉ khi đang đổ móng xây nhà, cơ quan chức năng đến yêu cầu dừng lại, mắt ông mới rơm rớm. Tưởng rằng cho để rồi nhận nhiều hơn, nhưng những gì ông Khải nhận lại đều là quả đắng.
Người ở ấp An Bắc kể lại rằng, Tết năm 2013 đã không trọn vẹn vì thiếu vắng ông. Người ta buồn, nhớ và lo lắng về tương lai cuộc sống của ông Khải, không hẳn vì biết ơn những gì ông đóng góp, đã làm cho dân ấp, mà bởi vì ở ông có một tấm lòng của một Lục Vân Tiên giữa đời thường.
Người ta thường nhắc đến ông để răn dạy con cháu, lấy đó làm tấm gương mà học theo. Về cuộc đời thăng trầm của ông Khải, những người dân chân chất nơi đây đều nhớ rất rõ. Cả đời ông nghĩ và làm cho người khác. Cả số tiền xsdt lĩnh thưởng kia, nếu như người khác sẽ giữ khư khư của cải cho bản thân, với ông Khải thì khác, ông đã dùng gần hết 1,5 tỷ đồng tiền thưởng để làm việc thiện, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ trong làng. Những cây cầu bắc qua con kênh và đường ấp An Bắc to đẹp như bây giờ đều là tiền mà ông Khải đóng góp.
Theo Lê Nguyễn (Đời sống & Hôn nhân)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét