Test Footer 2

Những trường hợp thần chết ngủ quên khi tai nạn máy bay

Tai nạn máy bay là một thảm họa khủng khiếp, khả năng sống sót khi tai nạn xảy ra là rất thấp bởi không chỉ chịu áp lực từ những vụ nổ mà còn phải chịu những va đập khi lao từ trên cao xuống. Dưới đây là 10 trường hợp sống sót một cách kì diệu mà có lẽ thần chết đã ngủ quên khi máy bay gặp tai nạn.


Thiếu úy sống sót khi 42 người khác thiệt mạng
Ngày 19/1/2006, chiếc Antonov An-24 chở theo 43 người, gồm phi hành đoàn và binh sĩ của Slovakia, gặp sự cố và rơi từ độ cao 700 m xuống vùng rừng núi đầy tuyết trên đồi Borso, giáp thị trấn Telkibanya, Hungary. Thi thể các nạn nhân và mảnh vỡ máy bay nằm rải rác khắp một vùng rộng lớn. Người duy nhất sống sót trong số 43 người là thiếu úy Martin Farkas. Khi máy bay gặp nạn, ông đã gọi điện cho vợ và nhờ cô gọi cứu hộ.
Không lâu sau đó, đội cứu hộ tìm thấy Farkas trong nhà vệ sinh máy bay. Ông chỉ bị sưng não và phổi do va đập mạnh. Sau vài tuần điều trị tại bệnh viện, tình trạng sức khỏe của nạn nhân đã ổn định. Các nhà điều tra xác nhận, nguyên nhân tai nạn là do phi công hạ cánh quá sớm trong bóng đêm.
Phi cơ cất cánh nhầm đường băng, phi công thoát chết 
Máy bay Bombardier CRJ-100ER gặp nạn ngay khi nó chưa kịp cất cánh khỏi đường băng ngày 27/8/2006 khiến 49 trong số 50 người thiệt mạng. Không chỉ có vậy, nếu bạn có quan tâm đến xo so can tho hãy truy cập tại đây để cập nhật nhanh nhất. 
Đài không lưu báo phi cơ cất cánh ở đường băng số 22 nhưng phi công lại điều khiển máy bay ở đường băng 26. Sự cố xảy ra khi đường số 26 quá ngắn khiến máy bay chạy hụt cuối đường băng và không kịp cất cánh. 47 hành khách và 2 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.  
Người sống sót duy nhất trên chiếc máy bay là phi công chính James M. Polehinke. Các bác sĩ cho biết, ông bị chấn thương nghiêm trọng, nhiều xương gãy, vỡ phổi và xuất huyết nặng. Khi máy bay gặp nạn, James là người đang điều khiển máy bay, nhưng cơ trưởng Jeffrey Clay là người đã lái phi cơ vào nhầm đường băng.
Máy bay chở quân nhân Mỹ bốc cháy, một người thoát khỏi tay tử thần 
Vì lý do an ninh quân sự và không làm ảnh hưởng tinh thần binh sĩ, giới chức quân đội Mỹ và chính quyền dân sự Australia đã giấu kín vụ tai nạn thảm khốc của máy bay ném bom B-17C trong nhiều năm. 
Ngày 16/6/1943, chiếc máy bay chở 41 quân nhân Mỹ trở về sau 10 ngày nghỉ phép. Trong điều kiện thời tiết xấu, sương mù dày đặc, chiếc phi cơ cất cánh lên tới độ cao khoảng 1.000 m thì bốc cháy và rơi xuống một rặng cây.  Lỗ thủng lớn trên thân máy bay khiến nhiều người rơi ra khỏi phi cơ trước khi nó chạm đất. 
Foye Kenneth Roberts là người sống sót duy nhất trong tất cả những người tham gia chuyến bay định mệnh. Roberts bị thương nghiêm trọng và mất hoàn toàn trí nhớ về vụ tai nạn. Cho tới ngày nay, đây vẫn là thảm họa hàng không tồi tệ nhất lịch sử Australia.
Phóng viên sống sót khi máy bay chở tổng thống gặp nạn 
Vụ tai nạn máy bay khủng khiếp ngày 17/3/1957 khiến tổng thống thứ 7 của Phillippines,Ramon Magsaysay, và rất nhiều quan chức quân sự cấp cao khác thiệt mạng
Chiếc C-47 cất cánh từ thành phố Lahug để tới Nichols Field.  Các nhân chứng cho biết, máy bay không đạt đủ độ cao khi bay sát các rặng núi ở Balamban. Nestor Mata, phóng viên một tờ báo của Phillippines, là người may mắn sống sót trong khi 25 người khác bỏ mạng. 
Mata cho biết, ông ngồi ở hàng ghế thứ hai, sát khoang của tổng thống. Khi sự cố xảy ra, ông thấy bỗng một ánh sáng chói lóa rồi bất tỉnh. Người dân quanh đó đã đưa ông tới bệnh viện và sức khỏe của ông bình phục sau đó và ngoài ra thông tin xsmb cũng cập nhật 24/7.
Máy bay nổ tung trên trời, bé gái 9 tuổi sống sót 
Chiếc máy bay của hãng hàng không Intercontinental Airlines chở 52 hành khách và phi hành đoàn phát nổ giữa không trung khi phi công đang tìm cách hạ cánh khẩn cấp ngày 13/1/1995. Nó rơi xuống một đầm nước ở Maria La Baja, Colombia.  
Một nông dân cho biết, ông nghe thấy tiếng kêu cứu và phát hiện bé gái Erika Delgado, 9 tuổi, nằm trên một mô đất đầy rong rêu. Đây cũng là hành khách duy nhất sống sót trong chuyến bay. Cô bé cho hay, bố mẹ đã đẩy em ra khỏi máy bay trước khi nó phát nổ và bốc cháy.  
Erika còn nhớ rõ, một vài người tới khu vực xảy ra tai nạn nhưng thay vì giúp đỡ, họ đã ăn cắp sợi dây chuyền vàng, di vật của cha cô, và lấy hết đồ giá trị từ các nạn nhân khác.
Văng ra khỏi máy bay thoát chết 
George Lamson, 17 tuổi, ngồi cùng cha ở hàng ghế đầu, ngay sau buồng lái trên chiếc máy bay Lockheed Electra 188 ngày 21/1/1985.

Chiếc máy bay chở 71 hành khách và phi hành đoàn bất ngờ rung lắc rồi hạ thấp bên phải. Khi máy bay chạm đất, lực va chạm đã đẩy bật chiếc ghế của cậu ra khỏi máy bay và văng trên đường cao tốc. Lamson nhanh chóng cởi dây an toàn và chạy về phía cánh đồng khi chiếc máy bay phát nổ.  
Ban đầu, 3 người sống sót sau vụ tai nạn, bao gồm cả cha của Lamson. Tuy nhiên, hai người đã tử vong vài ngày sau đó do vết bỏng quá nặng và nhiều chấn thương nghiêm trọng. Các nhà điều tra xác định, nguyên nhân tai nạn là do cơ trưởng mất kiểm soát máy bay và cơ phó không theo dõi đường bay cũng như tốc độ bay.
Máy bay lao vào sườn đồi, bé 3 tuổi sống sót 
Ngày 8/7/2003, chỉ 10 phút sau khi cất cánh tại cảng Sudan, vùng bờ biển đông bắc thủ đô Khartoum, phi công lái máy bay Boeing 737 gọi báo đài không lưu sẽ quay lại phi trường do động cơ có vấn đề.  

Bé Mohammed el-Fateh Osman
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau, chiếc máy bay lao vào một sườn đồi khi đang hạ cánh khẩn cấp. 115 người thiệt mạng trong thảm họa. Bé Mohammed el-Fateh Osman, 3 tuổi, là người duy nhất sống sót. Mohammed bị mất một phần chân và bỏng nặng.
Nhà chức trách nước này quyết định chôn thi thể các nạn nhân trong một ngôi mộ tập thể do việc vận chuyển thi hài tới người thân rất khó khăn.
Tiếp viên thoát chết khi máy bay bị đánh bom 
Đây là trường hợp sống sót kỳ diệu đến khó tin. Vesna Vulovic, tiếp viên trên chuyến bay DC-9 của hãng hàng không Jugoslovenski Aero thoát chết khi chiếc máy bay bị đánh bom và phát nổ ở độ cao 10.050 m ngày 26/1/1972.
Một người Đức sau khi tới hiện trường phát hiện Vesna nằm nửa người ra khỏi máy bay, một thành viên phi hành đoàn cùng chiếc xe đẩy đồ ăn đè lên người cô. Cô bị rạn xương sọ, gẫy hai chân và rạn 3 đốt sống lưng. 
Sau khi phẫu thuật, Vesna có thể đi lại bình thường và tiếp tục làm việc cho hãng hàng không. Sách kỉ lục thế giới ghi nhận, Vesna là người sống sót kì diệu nhất khi rơi từ độ cao 10.000 m mà không cần dù.
Bé 4 tuổi sống sót khi 154 hành khách thiệt mạng 
Khi đang cất cánh từ sân bay Metro, Mỹ, ngày 16/8/1987, trong lần tăng độ cao thứ nhất, chiếc McDonnell Douglas MD-82 của hãng hàng không Northwest Airlines bỗng đổi hướng 35 độ. Cánh trái va vào cột chống sét cuối đường băng. Sau đó, nó va đập liên tiếp với một cột chống sét khác và tòa nhà cho thuê xe rồi rơi xuống đất.  
154 người trên máy bay và 2 người khác trên mặt đất tử nạn. Nhân viên cứu hộ tìm thấy béCecelia Cichan, 4 tuổi, là người sống sót duy nhất. Cục an toàn giao thông quốc gia Mỹ kết luận, vụ tai nạn xảy ra do phi hành đoàn không đảm bảo các yếu tố an toàn cần thiết khi máy bay cất cánh.
Cô gái Đức 17 tuổi sống sót khi máy bay trúng sét 
Chiếc Lockheed Electra L-188A gặp nạn khi đang trên hành trình từ sân bay Jorge Chavez, thuộc thủ đô Lima của Peru, tới thành phố Pucallpa, vào đúng ngày lễ giáng sinh năm 1971. 


Máy bay đi vào một cơn bão và trúng sét khi đang ở độ cao 6.900 m. Phi công mất kiểm soát. Chiếc phi cơ mang theo 92 hành khách và phi hành đoàn lao thẳng xuống đất. Hai cánh phi cơbắt lửa và rời khỏi thân máy bay. Các mảnh vụn rơi lả tả xuống một vùng núi ở khu vực Amazon.  

Cô gái Juliane Koepcke, 17 tuổi, mang quốc tịch Đức, sống sót và đang ngồi trên chiếc ghế hành khách khi tiếp đất. Sau đó, cô lạc trong rừng suốt nhiều ngày để tìm sự giúp đỡ. Tới ngày thứ 9, người dân địa phương phát hiện và đưa cô tới bệnh viện điều trị.

Xem thêm: Choáng với sự thật đằng sau những pha kĩ xảo trong phim
Share on Google Plus

About Nguyen Anh

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét